Chất riêng của Sony được hội tụ đầy đủ trong mẫu tai nghe không dây Sony WH-1000xm3. Đây được xem là một thành công rực rỡ của Sony khi mà hiếm có cặp tai nghe không dây nào ‘trụ’ được lâu tới thế hệ thứ 3, cho thấy Sony WH-1000x là một dòng sản phẩm rất thành công.
Có thể nói, WH-1000X (full-size) là dòng sản phẩm nổi bật nhất của ở thời điểm hiện tại, nên việc hãng tiếp tục ra mắt thêm một phiên bản đời 3 của sản phẩm này không phải là điều quá ngạc nhiên, khi đây cũng là thiết kế được rất nhiều người dùng đón đợi.
Tuyệt vời hơn, tai nghe không dây Sony WH-1000xm3 được xem là một chiếc tai nghe không dây có rất nhiều tính năng, bởi gần như mọi yêu cầu của người dùng về việc nghe nhạc đều được nó đáp ứng. Mới lạ và độc đáo, tính năng ‘khác người’ và chất âm cá tính thì Sony 1000xm3 lại không đem tới được điều này. Hơn nữa, tai nghe có chất âm nghe tạp, tất cả các dải đều được làm tốt, song thiếu đi sự ‘thú vị’ so với những tai nghe có dây được phối ghép kĩ càng.
Với những thông số ấn tượng được được giữ nguyên của dòng 1000xm2, bao gồm chống ồn chủ động, âm thanh Hi-res, thời lượng pin lên tới 30 tiếng, tai nghe không dây Sony WH-1000xm3 cho trải nghiệm nghe chất vô cùng và đặc biệt khi sản phẩm này có thêm một điểm mới đó là tích hợp sâu hơn trợ lí ảo Google Assistant.
Nếu như chỉ nhìn trên ảnh, người dùng không thể thấy được sự khác biệt giữa đời 1, 2 và thậm chí 3. Vì thế, buộc phải sử dụng trực tiếp mới thấy được sự khác biệt giữa hai thế hệ tai nghe này. Vỏ ngoài của 1000xm3 được thiết kế nhẵn hơn, không còn được làm giả da như trước. Đặc biệt, các khớp được hoàn thiện chắc chắn, nên cầm trên tay cũng chắc chắn và chắc tay hơn.
Ưu việt hơn chính là thiết kế đã được hãng làm tốt ngay từ thế hệ đầu tiên đó là phần đệm tai. Đệm của 1000xm3 hình oval, trùm trọn tai người dùng và rất kín khí. Nổi trội nhất ở dòng 1000x nổi tiếng khả năng chống ồn chủ động, nhưng sử dụng trên thực tế thì chất lượng chống ồn thụ động đã rất tốt nhờ vào lớp đệm da này.
Thiết kế của mẫu tai nghe này cũng rất tiện lợi với mặt ngoài tai là một mặt cảm ứng, giúp nhận cuộc gọi, dừng / chơi nhạc, chuyển bài và chỉnh được cả âm lượng. Trong khi, các cử chỉ trên tai 1000xm3 đã rất đầy đủ, người dùng cũng hiếm khi phải mở smartphone để điều chỉnh khi đang nghe nhạc. Phần đệm đầu cũng được đệm da dày dặn, nên cảm giác đeo 1000xm3 rất thoải mái.
Trong kho đó, các cổng kết nối của tai nghe bao gồm cổng sạc USB Type-C và jack 3,5mm trong những trường hợp hết pin. Tuy nhiên, với thời lượng pin (thực tế) lên tới hơn 30 tiếng, thì tình trạng hết pin cũng rất hiếm xảy ra.
Ngoài nút bấm nguồn, ta có thêm nút Ambient Sound để chỉnh qua lại giữa các chế độ: tắt hoàn toàn, chống ồn chủ động hay Ambient – dùng microphone để làm các âm thanh bên ngoài ‘lọt’ vào tai người dùng, tiện cho việc giao tiếp mà không cần phải bỏ tai ra. Tính năng này cũng có thể được kích hoạt bằng cách đặt lòng bàn tay lên mặt cảm ứng. Trên 1000xm3, một cải tiến mới chính là việc người dùng có thể chuyển nút này thành nút gọi Trợ lí ảo Google Assistant, đồng thời chỉnh tính năng chống ồn qua phần mềm.
Ngoài ra, một số tính năng đáng nói là: Đo áp suất bên ngoài, chỉnh âm thanh theo sở thích người dùng, chỉnh âm thanh theo Equalizer, bật tắt DSEE HX, chuyển qua lại giữa việc “Ưu tiên độ ổn định hoặc “Ưu tiên chất lượng âm thanh”.
Có riêng phần mềm điều chỉnh của 1000xm3 vẫn có giao diện rất quen thuộc, gần như không thay đổi mấy qua các đời tai nghe. Khi hoạt động ở chế độ “Ưu tiên độ ổn định” tai sẽ nhận tín hiệu với Bitrate thấp hơn để tránh hiện tượng giật, mất tiếng. Tuy nhiên, nhưng trong quá trình sử dụng mình đặt ở chế độ “Ưu tiên chất lượng âm thanh” thì hiện tượng này vẫn không xảy ra, nên đây có lẽ không còn là vấn đề trên 1000xm3.
Dù không hoàn toàn mới, nhưng chất âm đặc trưng và tinh chỉnh sau mỗi đời tai nghe đã thể hiện ưu thế của dòng tai nghe trứ danh của Sony này.
Các bạn có thể tham khảo các sản phẩm khác tại đây
Review Phono Pre ampli Audia Flight FL Phono
Thanh Anh