Phim The Great Battle với tựa Việt Đại chiến thành Ansi là một trong những bom tấn cổ trang hoành tráng và ấn tượng nhất của màn ảnh rộng xứ củ sân trong dịp cuối năm 2018. Không phải là một tác phẩm với nội dung giả tưởng, bộ phim này được mô phỏng theo sự kiện có thật về cuộc xâm lược của hàng chục nghìn quân nhà Đường tiến đánh vào bán đảo Triều Tiên vào năm 645. Đây dường như là một cuộc chiến không cân sức khi tướng Yang Man-chun (Jo In-sung) của Triều Tiên chỉ nắm trog tay binh quyền hơn 5.000 binh lính chống lại con số lớn hơn gấp 4 lần là 200.000 quân xâm lược nhà Đường.
Trước khi tác phẩm điện ảnh hoàng tráng này thuộc về tài tử đình đám màn ảnh Hàn Jo In Sung thì quá trình tuyển chọn diễn viên nam của bộ phim này kéo dài khá lâu khi đạo diễn đã từng nhắm vai chính cho một số diễn viên danh tiếng như Lee Byung-hun hay Park Bo-gum nhưng các ngôi sao này đều từ chối. Ngoài Jo In-sung thì dàn diễn viên phụ trong phim cũng rất thu hút với những các tên tiêu biểu như Nam Joo-hyuk, Seol Hyun, Sung Dong-il…
Bối cảnh và nội dung của The Great Battle cũng rất hoành tráng khi kinh phí đầu tư của phim lên đến 21,5 tỷ won (19 triệu USD). Đây được xem là một trong những bộ phim điện ảnh ăn khách nhất màn ảnh Hàn Quốc. Tuy nhiên, một điểm hạn chế nhỏ của phim đó chính là yếu tố cảm xúc trong phim khiến người xem cảm thấy chưa thực sự thỏa mãn và trọn vẹn.
Vùng đất Cao Câu Ly đứng trước nguy cơ bị dày xéo bởi quân đội nhà Đường vào năm 645. Binh biến xảy ra khi trước đó đúng 3 năm tể tướng Yeon Gaesomun (Yu Oh-seong) ám hại nhà vua để nắm quyền kiểm soát toàn bộ binh quyền. Và tuân theo chính sách đối ngoại thì Cao Câu Ly đã từ một đất nước thuần phục nhà Đường chuyển sang thế đối nghịch, chống lại những chính sách phi lý của nhà Đường.
Và lợi dụng cơ hội nội bộ của Cao Câu Ly đang lục đục, Lý Thế Dân (Park Sung-woong) đã tiến hành một cuộc thân chinh dẫn 200.000 quân sang chinh phạt. Cuộc chinh phạt này đã giành được vô số thắng lợi và đang tiến thẳng đến phòng tuyến cuối cùng của Cao Câu Ly là thành Anh Thị (Ansi) nằm ở kinh đô Bình Nhưỡng ngày nay.
Không đồng tình, thậm chí chống đối cách làm của Yeon Gaesomun, thành chủ Yang Man-chun (Jo In-sung) bị cả đất nước cô lập. Chính vì thế, một cuộc chiến không cân sức đã đã nổ ra giữa 5.000 quân thủ thành và kẻ thù đông gấp hàng chục lần đã diễn ra vô cùng ác liệt.
Với kinh phí đầu tư lớn, mọi bối cảnh và trang phục của dàn nhân vật được khắc họa hoành tráng không kém những bom tấn sử thi của Hollywood. Nếu khán giả tinh ý có thể nhận ra phần trang phục của phim là những bộ giáp phục đặc trưng cho cả văn hóa Trung Hoa thời nhà Đường và Cao Câu Ly hết sức rõ nét. Từng trận đánh hoành tráng cũng được đầu tư về mặt hình ảnh và kỹ xảo vô cùng ấn tượng. Đặc biệt là cảnh đại chiến vô cùng hoành tráng giữa quân đội hia nước trùng trùng điệp điệp với sự xuất hiện của hàng nghìn người. Thế trận được bày binh bố trận vô cùng hợp lý với nhiều loại binh khí và binh chủng được tái hiện vô cùng sắc nét. Một số chiến thuật như dùng kỵ binh đánh thọc sườn, sử dụng cung thủ…khiến khán giả vô cùng mãn nhãn nhờ độ hoành tráng và chân thực như chính những chiến trường khốc liệt xưa kia.
Nếu như quân đội nhà Đường lên tới 200.000 người, và Lý Thế Dân còn được tiếp sức bởi những vũ khí tối tân và hiện đại nhất lúc bấy giờ như máy bắn đá, pháo chuyên công thành… mà những thắng lợi liên tiếp của đội quân này dường như không có dấu hiệu dừng lại. Còn ở phía bên kia chiến tuyến thì Yang Man-chun lại thể hiện là người tài trí, mưu lược trong các trận chiến. Đặc biệt, Man-chun còn có khả năng khích lệ binh lính qua những câu thoại hùng hồn và những chiến thuật vô cùng thông minh để bẫy địch vào chòng.
Bao trùm toàn bộ The Great Battle là không khí chiến đấu hùng tráng như một bản trường ca oanh liệt. Đăc biệt, với diễn xuất thần sầu của dàn nhân vật chính đã tạo nên điểm nhấn cuốn hút không thể phủ nhận dành cho bộ phim sử thi này.
Các bạn có thể tham khảo các sản phẩm khác tại đây
Thanh Anh