Trải nghiệm tai nghe không dây Moxpad M3x độc đáo

0
1071
Tai nghe khong day Moxpad M3x chuan

Sửa lỗi không bao giờ là quá muộn đối với tai nghe không dây Moxpad M3x mới được ra mắt trong thời gian gần đây. Đây có thể coi là phiên bản ‘sửa lỗi’ của chiếc M3 được ra mắt từ năm ngoái, bằng chính những tính năng mới đã được fix lỗi thì hãng đã thành công trong việc mang đến người dùng một mẫu tai nghe chất lượng.
Nếu như vào năm ngoái, hãng âm thanh Moxpad đã ra mắt cặp tai nghe không dây hoàn toàn đầu tiên của hãng mang tên Moxpad M3. Dù cặp tai nghe này có chất âm rất vượt ngoài tầm giá dưới 2 triệu đồng, nhưng có một nhược điểm là sản phẩm lại gặp khá nhiều lỗi về thiết kế lẫn kết nối, nên về cơ bản đây không thực sự là một cặp thành công như những sản phẩm của Moxpad cũng như các hãng khác.

Năm nay, hãng phụ kiện này đã quyết tâm sửa sai bằng một sản phẩm mới mang tên tai nghe Moxpad M3x. Sản phẩm cũ có một nhược điểm đó chính là không có hộp sạc, vì thế nếu muốn sạc người dùng phải cắm dây trực tiếp vào tai nghe. Thế nên, ở phiên bản M3x mới hãng đã bổ sung hộp sạc, với vỏ ngoài màu đen và rất bóng bẩy, tuy nhiên theo thời gian thì sản phẩm hộp sạc sẽ dễ bị xước dăm hơn.
Điểm đặc biệt ở hộp sạc này chính là khả năng cho phép kết nối của tai nghe đơn giản hơn. Nếu như ở phiên bản cũ người dùng phải có thao tác kết nối 2 bên phức tạp, sau đó mới kết nối được với nguồn phát mới hoàn thành quá trình sạc. Thế nhưng ở phiên bản mới để kết nối M3x, người dùng chỉ cần cho vào hộp, lấy ra là đã có thể kết nối được ngay với bộ sạc. Nên chúng tiết kiệm được kha khá thời gian đối với người dùng.

Tai nghe có viên pin 50mAh và có thể chơi nhạc liên tục trong 2 tiếng 20 phút, trong khi đó hộp có thêm viên pin 500mAh để sạc được cho tai khoảng 8 – 9 lần nữa. Nhìn chung thời lượng pin hỗn hợp của tai nằm ở mức khá tốt, nhưng với điều kiện là người dùng không sử dụng tai nghe 1 lần quá 2 tiếng 20 phút.
Đánh giá về chất lượng âm thanh, thì thông qua thử nghiệm thực tế cho thấy âm bass hơi dư, nhưng kiểm soát đủ tốt để không bị trộn vào các dải âm khác. Với một sản phẩm trong tầm giá này thì âm bass khó có thể sâu thực sự, nhưng vẫn chạm được tới dải sub-bass mà không bị trễ nhiều ở dải mid-bass. Trong khi đó, âm treble cũng không thực sự tốt và nó cũng chưa bao giờ là một điểm mạnh của các cặp tai nghe đến từ Moxpad, nên người dùng cũng không thể mong M3x là ngoại lệ. Tuy nhiên, lượng treble vừa đủ nghe, và trong thời gian tới sản phẩm vẫn có thể được cải thiện thêm để có chất lượng âm thanh tốt hơn.

Tuy nhiên, phiên bản tai nghe này vẫn gặp một lỗi khá cơ bản trẻ thành một nhược điểm rất lớn của Moxpad M3 đó là độ trễ với nguồn quá lớn. Do vậy mà khi xem phim, video hoặc chơi game, tiếng đến với tai người chậm hơn hình được hiển thị trên smartphone tới khoảng 1 giây. Nếu người dùng để ý thì có thể rất khó chịu với lỗi này. Bản M3x được thiết lập chuẩn Bluetooth v4.2 mới so với v4.1 của M3, nên đã có độ trễ thấp hơn rất nhiều. Đây được xem là chi tiết thiết kế nâng cấp rất lớn, giúp M3x cạnh tranh tốt hơn với các sản phẩm cùng tầm giá. Thậm chí, nếu so ra ở và điểm thì sản phẩm này có phần vượt trội hơn các sản phẩm trong cùng tầm giá.

Cặp tai nghe này có giá bán chỉ cao hơn 100 ngàn Đồng, nhưng phiên bản M3x lại là một nâng cấp lớn so với M3 khi có thêm hộp sạc. Đặc biệt, ở phiên bản mới đã bổ sung thêm rất nhiều tiện ích có thể kể đến như thiết kế dễ đeo và đặc biệt là độ trễ đã thấp hơn rất nhiều. Và bằng chính những nâng cấp này cũng giúp Moxpad M3x trở thành một cặp tai đáng mua hơn, phù hợp với phần đông người dùng.

Các bạn có thể tham khảo các sản phẩm khác tại đây

Review Loa Bluetooth TIC Anaiklia

Thanh Anh


CHIA SẺ